Quản trị kinh doanh vuotlen.com

Tài chính quản trị

Tài chính quản trị

1. Cơ sở dữ liệu quản trị tài chính: báo cáo tài chính - kế toán lập:

Số liệu trên bảng: Dư (dư là tại thời điểm, doanh là cộng lại với nhau).

Lập: 

Ý nghĩa:

1.1. Bảng cân đối (quy mô và kết cấu tài sản):

 

Gồm:

1.1.1. Tài sản ngắn (tài sản lưu động):

Gồm 5 mục: (Nếu nhìn hình thì đã sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần - Thanh khoản là khả năng đổi thành tiền nhanh với chi phí thấp).

  1. Tiền.
  2. Đầu tư tài chính ngắn.
  3. Phải thu ngắn (< 1 năm).
  4. Tồn kho.
  5. Khác.

1.1.1.1. Tiền:

Gồm:

  1. Tiền mặt.
  2. Những thứ tương đương với tiền (chứng từ có quyền đòi).

Ý nghĩa:

1.1.1.2. Đầu tư tài chính ngắn:

Ý nghĩa:

1.1.1.3. Phải thu ngắn (< 1 năm):

Do kinh tế thị trường nên có mua bán trả chậm.

Ý nghĩa:

1.1.1.4. Tồn kho:

  1. Nguyên, nhiên liệu: Chưa qua phân xưởng nào.
  2. Sản phẩm dở dang: Đang ở trong 1 phân xưởng, máy đang chế tạo.
  3. Bán thành phẩm: Qua 1 phân xưởng rồi, nhưng chưa qua phân xưởng tiếp theo.
  4. Thành phẩm: Qua tất cả các phân xưởng.

Ý nghĩa:

Hạn chế tồn kho ở dạng sản phẩm dở dang và bán thành phẩm.

1.1.1.4. Khác:

  1. Điện.
  2. Nước.
  3. Internet.
  4. Xăng, xe.
  5. Tiếp khách: cafe...
  6. ....

1.1.2. Tài sản dài (tài sản cố định):

Gồm 5 mục:

  1. Tài sản cố định.
  2. Đầu tư dài.
  3. Phải thu dài.
  4. Bất động sản.
  5. Khác.

1.1.2.1. Tài sản cố định:

Là tài sản thỏa mãn 2 yếu tố:

  1. Giá trị: Cao > 30 triệu.
  2. Thời gian sử dụng: Lâu > 1 năm.

Ý nghĩa:

Với máy móc có 2 loại hao mòn:

  1. Hao mòn vô hình: Do thế hệ mới ra liên tục. Cách chống lại là dùng 24/24, ít nhất 18/24, chạy khấu hao 70%, 1.5 năm hết tác dụng.
  2. Hao mòn hữu hình: Do tác động cơ lý hóa. Cách chống lại là dùng đúng kỹ thuật.

1.1.2.2. Đầu tư dài (> 1 năm):

Có thể hiểu đầu tư ngoài ngành.

Ý nghĩa:

Ví dụ:

FPT có 3 mảng kinh doanh:

Cái nào có chữ T là nó chơi, còn lại bỏ.

1.1.2.3. Phải thu dài (> 1 năm):

1.1.2.4. Bất động sản:

Việt Nam chỉ cho dân có quyền sử dụng đất chứ không có quyền sở hữu đất.

1.1.2.5. Khác.

1.1.3. Nợ:

Gồm 2 loại:

  1. Nợ ngắn (< 1 năm):
  2. Nợ dài (> 5 năm): 

1.1.4. Vốn chủ sở hữu:

Gồm 3 loại:

  1. Vốn góp.
  2. Thặng dư.
  3. Lợi nhuận giữ lại.

1.1.4.1. Vốn góp:

Các cổ đông góp tiền lại với nhau.

1.1.4.2. Thặng dư:

Thặng dư có được từ việc phát hành cổ phiểu.

Ví dụ:

Sau khi góp vốn vẫn không đủ tiền thì phát hành cổ phiếu.

Phát hành 100 cổ phiếu với mỗi cổ phiếu bán giá 10.000 (đồng) (theo luật là giá sao cho người ít tiền nhất cũng có thể mua được).

Có 100 cổ phiếu nhưng có 1000 người mua, dẫn đến việc đấu giá.

Giá ban đầu là 10.000 (đồng) nhưng sau đấu giá bán được 50.000 (đồng).

Khi đó thặng dư ghi: + 40.000 (đồng).

Ý nghĩa: Là dương 40.000 (đồng).

1.1.4.3. Lợi nhuận giữ lại:

Sau khi kinh doanh, lợi nhuận để lại công ty.

Chú ý trong bảng cân đối:

Theo điều kiện lý tưởng thì: 

1.2. Bảng kết quả kinh doanh (chất lượng tài sản, tài sản có đẻ ra tiền không):

Gồm 6 mục:

  1. Doanh thu bán hàng và dịch vụ.
  2. Doanh thu thuần.
  3. Lãi gộp.
  4. Lãi trước thuế, trước lãi vay.
  5. Lãi trước thuế.
  6. Lãi ròng (lãi sau thuế).

1.2.1. Doanh thu bán hàng và dịch vụ:

Cái này có thể gọi là GMV (Gross Merchandise Volume) – Tổng giá trị hàng hóa hay tổng giá trị giao dịch (GMV hay dùng trong thương mại điện tử).

1.2.2. Doanh thu thuần:

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và dịch vụ trừ cho các khoản giảm trừ (chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại...).

1.2.3. Lãi gộp:

Lãi gộp = Doanh thu thuần trừ giá vốn hàng bán (chi phí trong xưởng - giá thành công xưởng). Đi buôn là giá mua, đơn vị sản xuất là giá thành.

1.2.4. Lãi trước thuế, trước lãi vay:

Lãi trước thuế, trước lãi vay = Lãi gộp trừ chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp (chi phí ngoài xưởng).

1.2.5. Lãi trước thuế:

Lãi trước thuế = Lãi trước thuế, trước lãi vay trừ lãi vay.

1.2.6. Lãi ròng (lãi sau thuế):

Lãi ròng = Lãi trước thuế trừ thuế.

Gồm 2 phần:

  1. Để ăn (cổ tức).
  2. Lãi giữ lại.

Chú ý trong bảng kết quả kinh doanh:

Có 5 loại lãi:

  1. Lãi gộp.
  2. Lãi trước thuế, trước lãi vay.
  3. Lãi trước thuế.
  4. Lãi ròng.
  5. Lãi giữ lại.

Quan trọng là đang nói đến lại gì?

Có rất nhiều trường hợp lại gộp rất to nhưng lãi ròng âm.

Có 4 loại chi phí:

  1. Chi phí trong xưởng.
  2. Chi phí ngoài xưởng.
  3. Lãi vay.
  4. Thuế.

Lãi vay và thuế là 2 chi phí cố định không thể làm gì được. Quan trọng là giảm chi phí trong xưởng và chi phí ngoài xưởng.

Lợi nhuận được thể hiện qua cổ tức và lãi giữ lại - chỉ số EPS (Earnings Per Share - Thu nhập trên mỗi cổ phiếu).

Cổ đông chỉ qua tâm đến 1 chỉ số là ROE (Return On Equity - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, Đây là chỉ số thể hiện khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp).

Có 1 chỉ số mới là EBITDA. EBITDA là chỉ số tài chính cho biết lợi nhuận trước lãi suất, thuế, khấu hao và tổn thất giá trị. Cụ thể:

EBITDA là cụm từ được viết tắt bởi 6 chữ cái tiếng Anh có ý nghĩa như sau:

1.3. Lưu chuyển tiền tệ:

Nhặt những nghiệp vụ đã lấy được tiền, đã trả tiền và tổng kết lại để ở bảng lưu chuyển tiền tệ.

Ví dụ trong ảnh là bảng lưu chuyển tiền tệ của quý III. Với tháng 7:

Thực tế như sau:

Tính theo điều khoản thanh toán trên hợp đồng thì vẽ ra được lưu chuyển tiền tệ của 12 tháng.

Đang ở tháng giêng thì thấy tháng 7 dương 1 (tỷ) như hình vẽ, thì dùng 1 tỷ trong tháng 7 này hoặc là đầu tư hoặc trả nợ.

Tháng 8 âm 3 thì tháng giêng lên kế hoạch vay nợ.

Ngân hàng chỉ cần bảng này:

Nếu là bảng lưu chuyển tiền tệ trong quá khứ thì (ý nghĩa):

Chú ý trong bảng lưu chuyển tiền tệ:

Trong cùng quý, cùng công ty:

A. Doanh thu trên bảng lưu chuyển tiền tệ = kết quả kinh doanh khi:

B. Doanh thu trên bảng lưu chuyển tiền tệ > kết quả kinh doanh khi:

2. Quản trị tài chính:

2.1. Chiến lược tài chính:

Chiến lược tài chính sẽ kết hợp với chiến lược nhân sự để thực hiện chiến lược cấp kinh doanh.

2.1.1. Giảm giá:

Làm cách nào đó mà: Chi phí trên 1 sản phẩm giảm nhưng chất lượng không giảm.

Trong công ty có dạng chi phí:

  1. Người (lương).
  2. Máy (khấu hao).
  3. Nguyên liệu.
  4. Khác: Điện, nước, xăng, xe, ăn nhậu...

2.1.1.1. Người (lương):

Người (lương) có các cách giảm giá:

  1. Giảm người.
  2. Tăng giờ, lương như cũ.
  3. Giảm lương.
  4. Tăng năng suất.
  5. ...

Các bước giảm người:

  1. Bước 1: Lên số công việc của công ty: văn thư, bảo vệ, kế toán…. (ví dụ 15 việc).
  2. Bước 2: Lên bảng mô tả công việc của từng việc (tổ chức làm, lên google search - 15 bảng mô tả).
  3. Bước 3: Lên tài khoản năng lực cá nhân (mỗi người 1 tài khoản : kiến thức, kỹ năng, thái độ - 100 tài khoản - Cái này chỉ có giám đốc nhân sự và tổng giám đốc biết).
  4. Bước 4: Khớp lệnh (Bước 2 so với Bước 3). Ví dụ: 80 người làm được 2 việc, 10 người làm được 1 việc, 10 người không làm được gì.
  5. Bước 5: Bố trí. Cho người có khả năng làm được 2 việc làm cả 2 việc.
  6. Bước 6: Sa thải. Có 10 người không làm được gì. Do những người này đã làm ở công ty rồi nên đã hiểu lõi công ty, nên tận dụng. Cho họ đi học. Khi đi học thì có 1 người nói là không học nổi => cho nghỉ. Có 1 người học xong nhưng làm không được như kỳ vọng => cho nghỉ. Cuối cùng còn 8 người tiếp tục làm việc.

Ý nghĩa:

  1. Nhân sự hoài toàn có thể giảm được nếu như làm đúng các bước như trên.
  2. Hạ sách mới phải sa thải. Và sa thải phải có nghề của nó để tránh đại họa.

Cơ sở trả lương: Trả lương theo doanh thu. Còn trả thế là còn chết. Để đạt doanh thu, bán khách hàng nhân viên cũng bán. Xưa lắm rồi. Trong quán bia ôm, má mì tuyên bố như sau:

Trong 1 tháng, tiếp viên mà không có đàn ông kêu tên => đuổi. Nếu có đàn ông kêu tên tức là giữ được 1 khách. Trả lương theo số khách giữ được.

2.1.2. Chiến lược giá:

Có 3 cách:

  1. Đặt giá theo giá thành.
  2. Đặt giá theo giá thị trường.
  3. Đặt giá theo giá biên tế.

2.1.2.1. Đặt giá theo giá thành (giá thành 8 đồng + 2 đồng kỳ vọng = 10 đồng):

Tất cả các kế toán được dạy theo cách đặt giá này. Giá thành sản xuất 1 sản phẩm là 8 đồng, kỳ vọng lời 2 đồng và bán ra giá 10 đồng.

2.1.2.2. Đặt giá theo giá thị trường (khách hàng tự đặt giá - giá mà ở đó 1 sản phẩm lời nhiều nhất):

Công ty cho trưng bày sản phẩm, cho dùng sản phẩm miễn phí triền miên (ở sân bay, gian hàng, showroom...). Đến 1 lúc nào đó thì đến hỏi khách hàng:

2.1.2.3. Đặt giá theo giá biên tế (giá mà tại mức đó tổng lợi nhuận của công ty lớn nhất):

Công ty sẽ thử nghiệm hàng loạt giá bán sản phẩm với cùng giá thành 8 đồng:

  1. Giá bán 10 đồng, có 100 người mua, doanh thua đạt 1000 đồng, chi phí mất 800 đồng, lợi nhuận được 200 đồng.
  2. Giá bán 20 đồng, có 5 người mua, doanh thua đạt 100 đồng, chi phí mất 400 đồng, lợi nhuận được 60 đồng.
  3. Giá bán 9 đồng, có 10000 người mua, doanh thua đạt 9000 đồng, chi phí mất 8000 đồng, lợi nhuận được 1000 đồng.

Vậy công ty quyết định bán với giá 9 đồng vì tại đó lợi nhuận là cao nhất.

Đây là cách đặt giá của dân đi buôn hàng Trung Quốc, bán cực kỳ nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm lời rất ít nhưng số lượng sản phẩm bán ra rất nhiều.

2.1.3. Chiến lược sản lược biên tế:

Là sản lượng ưu tối ưu ứng với tài sản cố định công ty - sản lượng ở mức đó giá thành của 1 sản phẩm thấp nhất.

Ví dụ:

Làm bảng chiết tính sau khi đầu tư kinh doanh như sau:

Ý nghĩa:

2.1.4. Chiến lược công nghệ:

Dành toàn bộ tài sản trên bảng cân đối cho tài sản dài hết. Nếu sản lượng đạt thì tập trung vào đầu tư công nghệ.

2.1.5. Chiến lược chớp thời cơ:

Thời cơ được hiểu là 1 xu hướng. Còn hiện tượng chỉ phản ánh xu hướng mà thôi. Bong bóng bất động sản, bong bóng trà chanh giả tay...

2.1.5. Chiến lược cân đối tài sản:

Sẽ nói ở phần dưới.

2.2. Quản trị các khoản mục:

Tài chính của 1 doanh nghiệp được gọi là tốt nếu:

Các thành phần tài sản phải tốt:

  1. Của ai -  Nhìn vào mục vốn chủ sở hữu.
  2. Ai giữ - Nhìn vào mục phải thu.
  3. Dạng nào -Nhìn vào mục tồn kho.
  4. Hàng Thủ - Nhìn vào mục tiền và đầu tư tài chính ngắn.

2.3. Tỉ lệ các thành phần (hệ số tài chính):

 

Công ty ở trạng thái tĩnh gồm nhóm 1 và 2.

 

2.3.1. Nhóm 1: Hệ số đòn cân nợ (hệ số đòn bẩy tài chính):

Đây là khả năng chịu đòn của doanh nghiệp. Nợ trước sau gì cũng trả được.

2.3.1. Nhóm 1: Hệ số đòn cân nợ (hệ số đòn bẩy tài chính):

Đây là khả năng chịu đòn tức thời. Đòi là có tiền trả liền.

Nếu là công ty lớn chỉ để 0.5 (Công ty lớn trả nợ bằng cách đi nợ người khác).

Tử số là tài sản ngắn chỉ đúng với môi trường của Mỹ. Khi đó kỷ lục thanh toán đạt đến mức siêu đẳng. Không thanh toán là nó luộc cả công ty luôn.

Tài sản có thanh khoản cao có thể bao gồm cả tồn kho. Tồn kho tại thời điểm khan hàng thanh khoản rất cao.

 

Công ty ở trạng thái động gồm nhóm 3 và 4.

 

2.3.3. Nhóm 3: Hệ số hoạt động - tất cả các vòng quay:

 

Đây là xu hướng tài sản công ty.

Cách hiểu đơn giản: Trong cùng 1 công ty, cùng 1 quý, tính tỉ lệ số tiền thu vào và số tiền chi ra.

Nếu vòng quay tài sản ngắn >= vòng quay trung bình ngành thể hiện tài sản công ty đang đi lên.

2.3.4. Nhóm 4: Hệ số lợi nhuận:

Đây là cường độ của xu hướng tài sản.

Gửi ngân hàng 7% (có thể chênh lệch tí). Nếu tỉ lệ này < lãi suất ngân hàng thì cân nhắc bán công ty để gửi ngân hàng.