Gọi vốn
Gọi vốn
- Gọi bao nhiêu tiền?
- Gọi với tiến độ nào? Lấy 1 lần hay nhiều lần?
- Gọi từ ai?
- Thời gian gọi là bao lâu?
- Có gọi được không?
- Nếu gọi được thì có nên gọi không?
- Nếu gọi được thì gọi loại nào?
- Gọi như thế nào để đảm bảo liên tục, trả được chi phí vốn:
- Đi vay: trả lãi, trả gốc, trả đúng hạn.
- Hùn vốn: trả cổ tức.
1. Lý thuyết về gọi vốn:
1.1. Các sai lầm thường gặp:
- Tưởng mình là số 1: Kinh doanh ảo: Dựng lên 1 ý tưởng, lên kế hoạch hành đồng, từ kế hoạch này cần tiền nên đi gọi vốn => nghĩ là không cửa thua nên đi gọi vốn.
- Cần dòng tiền chứ không phải là lợi nhuận (mua bán trả chậm: bán hàng xong 90 ngày mới có tiền). Lợi nhuận đứng sau, dòng tiền mới là quan trọng. Doanh nghiệp cần vốn ở đúng lúc cần chứ không phải là tổng số vốn sẽ có.
- Người đứng ra gọi vốn (CFO): Tư cách có vấn đề (dốt, giỏi mà ăn đút lót người khác hoặc làm gian dối).
- Phát triển nóng (đặt mục tiêu vượt nguồn lực, gọi quá nhiều...).
- Chọn sai đối tác (hứa lèo).
- Chi phí vốn không được tính toán:
Ví dụ:
- Lạm phát 4% ví dụ ngày hôm nay.
- Trả lãi vay (5%).
- Trả cổ tức (cổ phần ưu đãi).
- => Giả sử tính ra: Tổng lãi ROE (lãi trên vốn 8%) – (lạm phát + lãi vay) 9% = - 1% (âm 1).
=> dính cờ thế, nhảy được mấy bước là thua, tháo cờ thế phải dựa vào khả năng tháo vác.
1.2. Nguyên tắc của gọi vốn:
- Đảm bảo chi phí vốn (lãi, cổ tức) ở mức thấp nhất.
- Nếu có thể sử dụng được vốn đó 1 cách hiệu quả. Có sử dụng, sử dụng đúng mục đích, đúng thời hạn, đúng đối tượng.
- Có kế hoạch tài chính (được dựng lên từ kế hoạch kinh doanh) rồi mới gọi vốn.
- Lên được danh mục đầu tư (các hoạt động để kiếm tiền):
Ví dụ: Gọi vốn 100 tỷ để làm 3 việc: Sản xuất, mở shop, mở trường học. Có 3 danh mục đầu tư. Mất cái này còn cái kia.
- Quản trị được rủi ro (nếu gọi vốn vào mà mất hết thì sao?).
Ví dụ: Có 10 đồng gọi 8 đồng. Nếu thua thì còn 2 đồng, ra đê ở. Nếu thua 10 đồng thì còn 0 đồng, nhưng đời ở mặt đất chứ không bị âm. Bị âm là đi tù.
- Phải có được khoa học dự báo (dự báo lạm phát). Gọi vào với lãi 7%, mà lạm phát 9% là rơi vào cờ thế.
1.3. Chiến lược gọi vốn:
Tài sản là biểu hiện bằng tiền của nguồn vốn.
Đây là đồ thị về nhu cầu vốn của 1 công ty bất kỳ trong 1 năm với bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào (tùy ngành mà đường cong của tháng vào mùa sẽ khác nhau).
Có 3 loại tài sản:
- Tài sản cố định (TSCĐ): Chạy xuyên suốt trong năm: Mặt bằng, nhà xưởng, máy móc, điện, nước, internet.... Trong đồ thị ví dụ là cần 30 tỷ.
- Tài sản lưu động thường xuyên (TSLĐTX): Nguyên liệu để trong kho... Trong đồ thị ví dụ là cần 5 tỷ.
- Tài sản lưu động thời vụ (TSLĐTV): Nhu cầu cao khi vào mùa hot.... Trong đồ thị ví dụ là cần 15 tỷ.
1.3.1. Chiến lược bảo thủ:
- TSCĐ + TSLĐTX + TSTV = 30+5+15 = 50 tỷ: Dùng vốn chủ sở hữu (tự bỏ tiền, tiền của thằng bạn, tiền của cha mẹ, tiền vợ...). Không gọi vốn từ ai hết.
- Nhược điểm là thừa vốn triền miên, hiệu quả sử dụng vốn kém (vốn không dùng nhưng vẫn phải trả cổ tức cho thằng bạn vì thừa vốn).
- Thường áp dụng cho các công ty nhỏ.
- Dùng M&A cho công ty to lên.
Khởi nghiệp cần:
- Kẻ đứng ra bảo kê cho nó (mạnh thường quân).
- Nhà mình rất giàu.
- Không giàu thì kinh doanh ở quy mô mình có.
1.3.2. Chiến lược linh hoạt (tối ưu nhất trong dùng vốn, không 1 ngày nào vốn thừa, chi phí vốn đưa vào giá thành sản phẩm tối ưu, vốn đều chạy cả):
- TSCĐ + TSLĐTX = 30+5 = 35 tỷ: Dùng vốn dài.
- TSLĐTV dùng vốn ngắn (nợ ngắn, đi vay dưới 12 tháng).
- Dùng cho công ty lớn, đủ uy tín (Honda, Samsung...).
Vốn dài:
- Vốn góp (vốn bản thân + vốn thằng bạn – cổ phiếu thường).
- Nợ dài.
1.3.3. Chiến lược kết hợp:
- TSCĐ + 1 phần TSLĐTX = 30 + 2 = 32 tỷ: Dùng vốn dài.
- 1 phần còn lại của TSLĐTX + TSLĐTV: Dùng vốn ngắn.
Hoặc:
- TSCĐ + TSLĐTX + 1 phần TSLĐTV = 30 + 5 + 5 = 40 tỷ: Dùng cho vốn dài.
- Phần còn lại của TSLĐTV thì dùng vốn ngắn.
Dùng cho công ty vừa.
2. Kỹ thuật gọi vốn:
2.1. Gọi vốn có thể từ các nguồn sau đây:
Vốn chủ sở hữu:
- Có quyền sở hữu.
- Có quyền sử dụng.
- Có thể là của mình hoặc của người khác góp. Người góp được quyền hưởng cổ tức. Lời ăn lỗ chịu. Anh em trên 1 thuyền.
Vốn vay:
- Có quyền sử dụng.
- Không có quyền sở hữu.
- Áp lực trả lãi, trả gốc, trả đúng hạn. Dùng 10 ngày vay 10 ngày.
Cụ thể vay từ:
- Ngân hàng có 3 chức năng: Tiền gửi, cho vay, thanh toán.
- Bảo hiểm có 2 chức năng: Tiền gửi, cho vay.
- Ngân hàng và các định chế phi ngân hàng (công ty tài chính, bảo hiểm, quỹ đầu tư...).
- Quỹ đầu tư mạo hiểm (dành cho startup). 1 nhóm người nào đó có tính chất đầu tư chuyên nghiệp. Đầu tư tiền nhiều, độ mạo hiểm cao, chết là chết nặng, nhưng ăn là ăn rất lớn.
- Nhà đầu tư thiên thần. Đây là 1 cá nhân nào đó giàu có.
- Cộng đồng (đại chúng: Kickstarter).
- Gia đình và bạn bè (vợ, bố mẹ vợ, bố mẹ mình, nhóm bạn...).
- Gọi vốn từ chính mình (quy tắc 6 cái lọ).
- Câu lạc bộ, vườn ươm khởi nghiệp.
- Góp dịch vụ: tư vấn pháp lý, nghiệp vụ kế toán, marketing.
- Đối tác kinh doanh. Mua bán trả chậm, sau 90 ngày không trả được, chuyển thành vốn góp, hằng tháng trả cổ tức. Ngân hàng dùng nhiều.
- Từ chính quyền các cấp. Tài trợ (khuyến khích, khuyến nông...).
2.2. Các nguyên tắc về kỹ năng gọi vốn:
- Nghiên cứu thật kỹ người góp vốn (khẩu vị nhà đầu tư).
- Tìm người giới thiệu đáng tin cậy.
- Phải kiên nhẫn.
- Trong bản thuyết minh các điều sau phải làm rõ:
- Tầm nhìn (mục tiêu dài hạn).
- Lợi thế cạnh tranh (rất quan trọng).
- Các yếu tố chắc chắn thành công.
2.3. Khi nào người ta góp vốn:
- Doanh nghiệp phải chứng minh được mình là người đáng tin. Lượng bán và giá bán quyết định doanh thu.
- Tín dụng là lòng tin. Lòng tin được cấu tạo như sau:
Sơ đồ lòng tin:
2.3.1. Pháp lý:
- Không trả không được (bị thần kinh giết người còn không ở tù chứ mà trả tiền).
- Có thì tin 1/7.
2.3.2. Uy tín:
Muốn trả:
- Sẳn lòng trả.
- Mong muốn trả.
- Kiên quyết trả.
- Không bao giờ trả.
Có lãi thì trả cổ tức nếu là cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu, đúng hạn thì trả gốc.
Biểu hiện ở :
- Quá khứ.
- Phỏng vấn (mắt đảo liên tục).
- Dư luận xã hội (lên mạng xã hội, luật số lớn).
- Có thì tin 1/7.
2.3.3. Mục đích (lấy xong về đi đánh bạc):
- Mục đích hợp pháp, hợp lệ (giấy phép kinh doanh).
- Đi mua cái gì, đưa chứng từ, nhà đầu tư đưa tiền sau đó đến lấy hàng => mất chủ động. Nhà đầu tư trả, doanh nghiệp đi lấy hàng.
- Có thì tin 1/7.
2.3.4. Năng lực tạo lợi nhuận của người được góp vốn:
- Có nghề kinh doanh.
- Đã từng kinh doanh và có lãi.
- Xu hướng của công ty.
- Có thì tin 1/7.
2.3.5. Môi trường vĩ mô (thiên tai, đảo chính chính trị...):
- Môi trường đang ở trạng thái thuận hay nghịch.
- Giá bán ra của sản phẩm hiện tại bao nhiêu? Với số lượng là bao nhiêu?
- Có thì tin 1/7.
2.3.6. Năng lực tài chính (dòng tiền trả):
- Có phương án kinh doanh thành công. Dự án (dự án là dài hạn) khác phương án.
- Tài chính ngoài phương án.
- Có thì tin 1/7.
2.3.7. Tài sản đảm bảo:
- Thế chấp hoặc cầm cố. Thế chấp khác cầm cố.
- Có thì tin 1/7.
Mục 2.3.3 + 2.3.4 + 2.3.5 là có khả năng thắng lợi.