Trang chủ
I. Tổng quan khởi nghiệp
3/4 là chuẩn bị, chỉ 1/4 là làm.
1. Tổng quan (nhận thức):
1.1. Quy luật:
Sơ đồ phát triển công ty:
Ban đầu sinh ra từ bùn đất.
- Khởi nghiệp. Sau khởi nghiệp (3-5 năm) thì chết 50%.
- Tồn tại. Sau giai đoạn tồn tại chết thêm 10%.
- Thành công. Sau giai đoạn thành công chết thêm 10%.
- Phát triển. Sau giai đoạn thành công chết thêm 10%.
- Thành danh. Nokia chết ở giai đoạn này, gọi là hóa xương.
Sinh ra từ bùn đất thì sẽ trở về với bùn đất.
Tái lập nếu thành công thì sẽ thành vĩ đại (sách từ tốt đến vĩ đại). Ví dụ công ty xây dựng cạnh tranh cao quá, bán công ty, chuyển sang bán rau muống (vì bán rau cần vốn ít, cũng có thể gọi là bãi đầu tư).
Các khái niệm cơ bản:
- Quá trình liên tục trong đồ thị là sự thay đổi.
- Sự thay đổi: Là sự dịch chuyển 1 cái gì đó (thay đổi tư thế ngồi, thay đổi đồ vật..). Quản trị nó là quản trị sự thay đổi.
- Cải tiến: Là sự thay đổi liên tục.
- Tái cấu trúc hoặc tái lập: Thay đổi có giai đoạn (lâu lâu làm 1 lần).
1.2. Bao nhiêu tuổi thì khởi nghiệp được? Sinh viên có khởi nghiệp được không?
- Chuẩn bị đủ điều kiện cần và điều kiện đủ là khởi nghiệp được.
1.3. Tránh (cấm) các sai lầm trong tư duy:
- Kinh doanh là bẩm sinh (không hẳn).
- Thành công trong kinh doanh là do may mắn (không hẳn).
- Đam mê tạo ra thành công (không hẳn). Thành công tạo ra đam mê.
- Cá nhân là người khai sinh ra công ty (2.0: Newton...) => Hiện tại phải là 1 nhóm (4.0).
- Một cá nhân khi khởi nghiệp sẽ tạo ra tài chính (không hẳn). Phải tìm tài chính bằng giao tiếp, phát triển nhân sự, các kỹ năng trong kinh doanh... sau đó tạo ra tài chính.
- Khởi nghiệp thành công, mỗi người nói 1 ý (tài chính, công nghệ, lãnh đạo...). Khởi nghiệp thành công là tạo ra được 1 sản phẩm:
- Nếu là sản phẩm cũ thì phải xuất sắc hơn người khác => Nếu bạn tạo ra 1 sản phẩm tốt hơn 20% so với sản phẩm đã có trên thị trường thì bạn có mua không?
- Nếu là sản phẩm mới: Đáp ứng được nhu cầu của khác hàng 1 cách tốt hơn.
1.4. Khởi nghiệp chạy theo quy trình sau:
- Hướng nghiệp.
- Tinh thần khởi nghiệp (có dám làm không?)
- Khởi động khởi nghiệp (làm ra 1 sản phẩm mà theo góc nhìn của người tiêu dùng là họ cần).
- Kỹ năng khởi nghiệp.
- Nuôi nghiệp (quản trị kinh doanh).
Mục 1, 2, 3, 4 là khởi nghiệp, mục 5 là nuôi nghiệp. Có những người chuyên khởi nghiệp (nghề khởi nghiệp) sau đó đi bán công ty. Có những người chuyên nuôi nghiệp (chuyên mua lại công ty) rồi kinh doanh.
1.5. Các hình thức khởi nghiệp:
1.5.1. SME (Small and Medium Enterprise - Doanh nghiệp vừa và nhỏ):
- Sản phẩm cải tiến: Người ta mở quán cafe, mình cũng mở quán cafe, nhưng có sự cải tiến hơn: Chỗ gửi xe tốt hơn...
- Thường đạt được thị trường địa phương.
- Thường tính sáng tạo (tính mới) bằng không hoặc rất ít, không đánh vào bản chất sản phẩm mà là thành tố sản phẩm.
- Tăng trưởng theo hàm y = ax+b.
1.5.2. Startup (khởi nghiệp sáng tạo):
- Thị trường khu vực và thị trường thế giới.
- Chứa đầy tính sáng tạo:
- Sản phẩm cũ nhưng tạo ra đc cái khác biệt bên trong lõi.
- Sản phẩm mới hoàn toàn.
- Ban đầu thua lỗ, thất bại cao (92%).
- Lợi nhuận nếu thành công thì rất lâu vì phải chinh phục người tiêu dùng, nhưng nếu có thì cực kỳ lớn (hàm mũ).
1.6. Khởi nghiệp:
- Nghiệp là nghề mà nó theo mình tận giấc ngủ.
- Khởi là bắt đầu (khởi nghĩa – có tinh thần vượt qua chính mình).
Phân biệt 4 thứ: Vị trí công việc => công việc => nghề => nghiệp.
- Anh làm nghề gì? Anh làm nghề ngân hàng.
- An làm công việc gì trong ngân hàng? Anh làm kế toán (Ngân hàng có: kế toán, tín dụng, chứng khoán).
- Trong phòng kế toán anh làm vị trí công việc gì? Anh đóng chứng từ.
1 là làm trực tiếp vào nghiệp, 2 là làm nghề mình không thích sau đó có tiền thì nuôi nghiệp.
Ví dụ nghiệp là sưu tập xe. Nhưng không có tiền thì làm nghề khác rồi có tiền mua xe.
2. Các bước khởi nghiệp:
Khởi nghiệp = sáng chế (sản phẩm) * thương mại hóa (người tiêu dùng chấp nhận).
2.1. Bước 1: Hướng nghiệp:
2.1.1. Chọn nghề:
- Hình dung được nghề và đòi hỏi cái nghề đó (kiến thức+kỹ năng+thái độ+sở trường+ đam mê). Tra google là có.
2.1.2. Định vị chính mình (phương pháp 3600 - Xem chi tiết ở phần Nhân sự -> Tuyển, mục 2.1.3):
- Kiến thức bản thân (chuyên môn hẹp + chuyên môn rộng).
- Kỹ năng bản thân? (kinh nghiệm).
- Thái độ (ý chí, chăm chỉ, trung thành, trung thực, khát vọng)...
Lý thuyết con nhím:
Giao giữa đam mê của bản thân, sở trường của bản thân và hiệu suất công việc (người khác làm thì tốn nhiều thời gian và công sức, mình làm rất nhanh, gọn, lẹ) chính là cái mình sẽ làm.
Mình phải hiểu mình. Sau đó khớp lệnh với cái nghề đòi.
2.1. Bước 2: Tinh thần khởi nghiệp:
2.3. Bước 3: Khởi động khởi nghiệp:
Cách tạo sản phẩm:
Tạo ra 1 ý tưởng từ:
- Từ 1 nhóm viết lên tờ giấy mỗi người 1 ý tưởng, dán lên bảng, sau đó người chủ tọa đưa ra nguyên tắc chung để chọn. Sau đó mọi người lấy từng tờ ra xem ai ăn được cái ý mà chúng ta muốn. Ví dụ: Anh số 1 là 20%, anh số 2 là 30%...
- Từ 1 đam mê (1 anh nông dân ở Tây Ninh làm ra máy bay).
- Từ 1 thành quả của 4.0 (IT, sinh học, vật lý).
2.4. Bước 4: Kỹ thuật khởi nghiệp (6 yếu tố):
2.4.1. Khách hàng là ai?
Kinh doanh là:
- Tìm ra nhu cầu khách hàng.
- Tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Cạnh tranh để đá sản phẩm người khác ra.
Phân đoạn thị trường:
Đi tìm 1 thị trường:
- Quy mô đủ lớn.
- Độ tuổi đủ dài.
May cái áo model có 2 tháng thì hết bán được? Đu trend...
Phân loại:
- Quốc lộ: Công ty to: Samsung, Honda...
- Ven quốc lộ: Công ty vừa...
- Hẻm: Công ty nhỏ...
- Ngách.
- Đi sau thị trường là cuối cùng.
Cách tìm:
Tiến hành thảo luận nhu cầu của khách trên nền tảng các số liệu. Ví dụ sau khi thảo luận xong thì tìm ra thị trường có 11 phân khúc và hiểu được mỗi phân khúc cần cái gì?.
- Ví dụ: Phân khúc bất động sản: nền, chung cư, công nghiệp, nông nghiệp, nghĩa trang...
- Khớp lệnh giữa năng lực của công ty với nhu cầu của từng phân khúc để ra được quyết định phân khúc mình chọn.
- Vẽ chân dung khách hàng (giới tính, độ tuổi, thu nhập, động cơ: chất phác, sỉ diện, lý do họ thường mua...).
- Xác định quy mô thị trường (miền Nam? miền Bắc? Cả nước? Thế giới?).
2.4.2. Tạo ra sản phẩm (xem chi tiết ở trang bán hàng, mục 1.3.3.):
Tạo lập ý tưởng về sản phẩm đó => Mô tả sản phẩm.
Lõi cạnh tranh là gì?
2.4.3.Bán hàng:
Ai là người quyết định mua hàng? Vợ hay chồng? Tùy loại sản phẩm?
Lên được quy trình bán:
- Đội bán.
- Nghề bán:
- Giới thiệu sản phẩm.
- Bán.
- Lấy ý kiến khách hàng.
- Tham gia đưa hàng.
- Hậu mãi.
2.4.4. Tạo doanh thu (mô hình kinh doanh):
Lập mô hình kinh doanh (không phải là mô hình tổ chức công ty): đa cấp, siêu thị bán lẻ..
Ví dụ:
- Tiền trao cháo múc: Đưa tiền thì đưa hàng.
- Tính theo giờ (nhà nghỉ).
- Cho thuê (cho thuê nhà).
- Gia tăng bán chéo: Mua nhiều thì giảm giá.
- Bán dữ kiện (bán nước bọt: Diễn giả, giáo viên...).
- Thuê bao (điện thoại).
2.4.5. Thiết kế sản phẩm chi tiết (sản xuất -> vận hành: Xem chi tiết ở Chuyên mục Sản xuất -> Trang Quản trị sản xuất, mục 2.1.):
Lên các giả định:
- Bao bì bằng gỗ.
- Bao bì giấy.
- Màu đỏ chủ đạo.
- Màu đen chủ đạo.
Tiến hành kiểm định các giả định sau khi tham khảo (tham khảo khách hàng).
2.4.6. Kế hoạch triển khai:
- Tiến độ triển khai.
- Tiếp tục cải tiến sản phẩm trên nền tảng góp ý của khách hàng hoặc trên nền tảng của thị trường thay đổi.
II. Tái cấu trúc doanh nghiệp
Nghề kinh doanh:
Bất cứ 1 công ty nào hoặc người nào cũng dựa vào nguồn lực hữu hạn của mình để đạt được mục tiêu tối đa dựa trên nguồn lực đó.
Nếu đặt mục tiêu cao hơn nguồn lực, thì rơi vào tình trạng phát triển nóng, nó xảy không bền vững và có thể sẽ lỗ nặng khi thị trường hạ nhiệt vì không rút vốn kịp.
Nếu đặt mục tiêu thấp hơn nguồn lực, thì rơi vào tình trạng hèn.
Cách thủ đoạn để đạt được mục tiêu dựa vào nguồn lực:
- Chiến lược
- Tổ chức
- Lãnh đạo: sai khiến người khác (nói cho người khác nghe)
- Kiểm tra
Chiến lược sẽ phân cấp chia nhỏ ra tiếp tục như hình trên.
Ở đây bạn thấy phần lãnh đạo là nói cho người khác nhau. Mọi người hay nói là không có tiền thì nói ai nghe. Tiền chỉ là 1 phần của vấn đề.
Cách đánh chiến lược:
1. Tổng quan (nhận thức):
1.1. Quy luật (định nghĩa):
1.1.1. Do sự dịch chuyển của thị trường.
- Dịch chuyển giữa nước này và nước khác.
- Dịch chuyển giữa vùng này và vùng khác.
- Dịch chuyển giữa ngành này và ngành khác.
1.1.2. Do bối cảnh:
Hành vi người tiêu dùng.
Kinh tế phẳng (WTO, TPP).
- Sản phẩm phẳng.
- Môi trường phẳng.
- Sở hữu trí tuệ phẳng.
- Lao động phẳng (công dân toàn cầu).
Kinh tế tri thức (70% trị giá tri thức, 30% trị giá nguyên liệu).
Siêu cạnh tranh.
1.2. Tính quy luật:
- Trung cấp học như thế nào. Tại sao không cần biết. Thao tác rất tốt.
- Đại học học tại sao. Giải thích như gió, chưa chắc làm được.
- Thạc sĩ học tại sao của tại sao.
- Tiến sĩ học tại sao của tại sao của tại sao. Luận văn phải có phát hiện mới. Tìm ra được quy luật. Tiến sĩ thật cưỡi quy luật đi chơi chứ không bị quy luật chi phối.
Trong hoạt động của công ty chỉ có 1 quy luật là quy luật đối xứng:
- Hết thịnh đến suy.
- Hết khóc đến cười.
- Trong công ty 8-10 suy 1 lần (toán thống kê).
- Trong gia đình 4 năm suy 1 lần (toán thống kê).
Nếu không tái thì nó sẽ suy, nên phải tái.
1.3. Nội dung:
Công ty gồm 2 phần:
- Thể lực của công ty.
- Sức kháng cự của công ty.
1.3.1. Thể lực:
1.3.1.1. Định lượng (1/4 sức mạnh):
- Tổng vốn.
- Tổng người.
- Tổng thị phần.
1.3.1.2. Định tính (3/4 sức mạnh):
- Chất lượng cổ đông: Giao 1000 tỷ cho cổ đông toàn là nông dân thì tiêu.
- Chất lượng giám đốc: Giám đốc công ty là ai? Steve Jobs?.
- Chất lượng nhân sự: Nhân sự giỏi không quan trọng, nhân sự phù hợp mới quan trọng.
- Sản phẩm: Sản phẩm mới? Sản xuất sản phẩm 1000 cái như 1?.
- Văn hóa công ty: Văn hóa vùng miền rất quan trọng trong kinh doanh ở Việt Nam. Thường người ta có xu hướng mua hàng của người nói giọng miền Nam (miền Tây) vì sự thiệt tình.
- Thương hiệu.
1.3.2. Sức kháng cự của công ty:
1.3.2.1. Trong ngành:
- Nguyên, vật liệu: Mua của 1 người hay mua của nhiều người? Mua của 1 người, khi làm ăn được, người ta tăng giá nguyên liệu thì tiêu.
- Thị trường tiêu thụ: Sản phẩm bán ra ở Hà Nội hay Phú Quốc hay qua Lào, chất lượng phải như nhau.
- Đối thủ trực tiếp: Trên thị trường có bao nhiêu công ty bán sản phẩm giống thế này? Mình chiếm bao nhiêu % thị phần?
- Đối thủ gián tiếp: Các đối thủ bạn đang xem thường. Họ sẽ hợp tác với nhau (hợp tác xã) để cạnh tranh trực tiếp với mình.
- Sản phẩm thay thế: Sản phầm nào có cùng chức năng với sản phẩm này? Thế hệ tiếp theo của sản phẩm này là gì?
1.3.2.2. Ngoài ngành:
- Pháp luật: Bạn có khả năng chống đỡ lại với luật hay không?
- Khủng hoảng kinh tế: Sức mua giảm, lạm phát...
- Tự nhiên (thiên nhiên): Làm nông nghiệp mà năm nay hạn hán không biết thì căng.
- Công nghệ: Công nghệ tốt nhất không quan trọng, công nghệ tương thích mới quan trọng. Công nghệ tốt nhất thế giới nhưng công ty không ai biết sử dụng thì cũng như không.
- Văn hóa: Doanh nghiệp hoạt động trong cái môi trường dùng văn hóa vùng miền nào? Đem con gái giọng Bắc vào miền Nam bán hàng thì hơi khó. Nhân viên đó dùng văn hóa nào để làm việc (Mỹ hay Trung hay Nhật hay Israel hay Đức...)?
Ý nghĩa:
- Ban giám đốc và hội đồng quản trị lúc nào cũng phải lèo lái để cân đối 12 danh mục này trong công ty.
- Tại 1 thời điểm nào đó, 1 danh mục yếu hoặc thiếu thì công ty khủng hoảng.
1.4. Phương pháp tái:
1.4.1. Phương pháp kinh tế (cần 3, 4 giây):
- Tốn kinh tế ít nhất.
- Nhanh nhất.
- Dùng lệnh.
- Dùng trong trường hợp khẩn cấp (cháy nhà).
1.4.2. Phương pháp tổ chức (cần 3, 4 năm):
- Khả năng thành công chắc chắn nhất.
- Thuyết phục.
4 loại lệnh:
- Chỉ đạo: Ra lệnh không giải thích (chỉ dành cho osin).
- Chỉ dẫn: Ra lệnh có giải thích (cử nhân mới ra trường, thích giải thích).
- Tham dự (lãnh đạo bằng câu hỏi): Ra lệnh có ý kiến của người bị ra lệnh.
- Định làm thế này, có nên không? “Nên anh”.
- Có việc này nên làm thế nào? Thừa biết thế nào cũng hỏi.
- Ủy quyền: Nhường quyền ra lệnh.
2. Tái cấu trúc:
2.1. Mục tiêu tái:
Đạt được điểm cân bằng.
4 mặt trận công ty:
Ở giữa là giám đốc điều hành CEO (Chief Executive Officer).
Ở trên là mặt trận tài chính với giám đốc tài chính CFO (Chief Financial Officer) với:
- Quy mô
- Cơ cấu
- Doanh thu
Ở dưới là mặt trận xu hướng:
- Chất lượng nhân sự với giám đốc nhân sự CHRO (Chief Human Resources Officer).
- Sản phẩm mới R&D (Research and Development) - nghiên cứu và phát triển.
- Thị trường mới (xúc tiến thương mại).
Bên phải là mặt trận nội bộ (tính từ cổng công ty trở vào):
- Trình độ quản trị (các chuyên đề quản trị) với giám đốc vận hành COO (Chief Operating Officer). Tùy vào công ty mà COO có cách công việc khác nhau.
- Marketing với giám đốc Marketing CMO (Chief Marketing Officer).
- Công nghệ với giám đốc công nghệ CTO (Chief Technology Officer).
- Văn hóa công ty.
- Thương hiệu.
- Sản phẩm với giám đốc sản phẩm CPO (Chief Product Officer).
Bên trái là mặt trận khách hàng (tính từ cổng công ty trở ra):
- Gồm 2 yếu tố là quy mô khách hàng và ổn định khách hàng. Đứng đầu là giám đốc kinh doanh CCO (Chief Customer Officer).
Dựa vào 4 mặt trận này sẽ có 4 loại công ty:
1. Năm nay P ↘ (profit – lợi nhuận) – các yếu tố phi tài chính (TC – tài chính) ↗ (phát triển được thị trường, có sản phẩm mới, tái cấu trúc nhân sự, mới năm cấp thiết bị - nhưng vẫn chưa thành tiền): Công ty có tính dài hạn
Đồ thị:
3 năm liên tục P tăng do bốc lột hết các yếu tố phi TC, năm thứ 4 chủ động giảm P, cũng cố lại các yếu tố phi TC, sau đó P tiếp tục tăng.
2.Năm nay P ↗ – các yếu tố phi TC ↘ (tăng P liên tục 5 năm, nhân sự đã già, ko có cơ hội học kiến thức mới, không có người mới vào công ty, giảm chi phí marketing thì P tăng, trình độ quản trị ko tăng): Công ty ngắn hạn
Đồ thị:
Đại gia đi tù đều ở sơ đồ thứ 2 này.
3. Năm nay P ↗ – các yếu tố phi TC ↗: Đại gia
Đồ thị:
Honda, Toyota, Doosan đều ở dạng này.
Và theo sơ đồ này thì Việt Nam ko có đại gia.
Đại gia Việt Nam đều liên quan đến bất động sản và ngân hàng. Ko dùng não cho sản xuất và nghiên cứu mà cứ dùng vào thương mại (mua đi bán lại, đẩy giá, giảm giá, chuyển giá...).
4. Năm nay P ↘ – các yếu tố phi TC ↘: Chết
Ví dụ mô phạm:
- Quý 1 chăm sóc khách hàng. Giành giật hoặc giữ quy mô khách hàng. P ↘.
- Quý 2 tái cấu trúc (nhân sự, công nghệ....). P ↘.
- Quý 3 cho nhân sự đi học, xúc tiến thương mại mở thị trường... P ↘.
- Quý 4 tổng tấn công P ↗.
Ngày hôm nay các công ty lớn (trên thế giới) ít ai khoe tài chính.
- Apple khoe giám đốc công ty là ai (Steve Jobs – đã chết).
- Honda khoe công nghệ, độ bền của thép.
- Vinamilk khoe thương hiệu giá 3 tỷ USD.
- Toyota khoe động cơ chạy bằng amoniac.
Đạt được 4 mặt trận thì là doanh nghiệp thành công.
Trình độ quản trị của 1 người tầm hạn tối đa 40 người. Công ty càng to thì cần có cánh tay nối dài: Thêm Phó Tổng, thêm phòng ban. Công ty cứ phình to ra.
Công cụ: Lý thuyết con nhím (Xem ở phần khởi nghiệp bên trên).
2.2. Quy trình tái:
2.2.1. Bước 1: Chọn vấn đề tái:
Vấn đề cần tái:
- Vấn đề đang gây bức xúc.
- Vấn đề khi giải quyết nó sẽ làm rung chuyển các vấn đề khác.
Vấn đề cần tái:
- Ban lãnh đạo chọn: Chắc chắn sai. Lãnh đạo là đạt được mục tiêu thông qua người khác. Lãnh đạo hay bị bệnh quan liêu, không nhìn thấy hết vấn đề.
- Chuyên gia: Chắc chắn sai. Chuyên gia làm theo công thức mẫu.
- Duy nhất người nói đúng chính là người lao động. Ví dụ: Nhà vệ sinh cần thay đổi cái gì, chỉ có công nhân vệ sinh lau dọn mỗi ngày ở đó biết.
2.2.2. Bước 2: Chuẩn bị tái (chiếm 3/4 trận đánh):
Là chuẩn bị 3 yếu tố:
- Chuẩn bị người lãnh đạo tái: không phải là CEO (lãnh đạo doanh nghiệp).
2.2.2.1. Người lãnh đạo tái phải đủ:
2.2.2.1.1. Đủ quyền pháp lý:
- Ra quyết định bổ nhiệm lãnh đạo tái, lãnh đạo dự án, ghi rất rõ quyền hạn đến đâu.
2.2.2.1.2. Có quyền chuyên môn:
- Chuyên môn mảng cần tái.
- Kiến thức nền tảng: toán, lý, triết học, ứng xử, giao tiếp...
2.2.2.1.3. Có quyền cá nhân:
- Sinh ra từ tính gương mẫu, từ các mối quan hệ đàng hoàng.
Có 3 cái thì lãnh đạo hạng A.
Có 2 cái thì lãnh đạo hạng B.
Có 1 cái thì lãnh đạo hạng C.
Nếu lãnh đạo tái là hạng C thì chắc chắn thất bại. Lãnh đạo hạng C chỉ dùng nhân sự hạng C.
Ma trận thời gian:
2.2.2.2. Chuẩn bị động lực tái (thường cần 1 năm):
Người tái là người nhân viên (người trực tiếp làm công việc đó chứ không phải người ngồi trong phòng lạnh ra văn bản).
Khi vào họp:
- Minh bạch tình trạng công ty. Hạ bạn bè, gái gú thì vũ khí tối thượng là sự chân thành. Tuyệt đối không nói hết (chân thành ngu đần): 1 tuần gặp lại tao công nhận mày béo.
- Đưa ra phương án giải quyết.
- Thảo luận => Lấy ý kiến. Nếu 75% đồng ý 1 phương án thì OK.
2.2.2.3. Xây dựng văn hóa lãnh đạo tham dự:
Tạo mọi kênh cho nhân viên nói: Thùng thư góp ý, đường dây nóng, facebook, gặp trực tiếp, hội nghị thường kỳ, lịch tiếp nhân viên...
Khi nhận được thông tin thì nghiêm túc với thông tin đó.
- Nếu ý kiến đó đúng thì thừa nhận trước đám đông.
- Nếu ý kiến đó sai thì giải thích cho nhân viên biết.
2.2.3. Bước 3: Tái (chiếm 1/4 trận đánh):
- Tập trung toàn bộ hành vi cho những hành vi có kết quả. Loại bỏ tất cả các hành vi chỉ vì hành vi. Bận rộn không phải lao động tiên tiến, hiệu quả (ngồi chơi) mới lao động tiên tiến.
- Tuyệt đối không được tái nhiều vấn đề 1 lúc.
- Tuyệt đối không tái 1 vấn đề trên toàn công ty 1 lúc, mà tái từng bộ phận, bộ phận nào đủ dữ liệu thì tái, sau đó rút kinh nghiệm sau đó tái bộ phận khác.
- Kiên nhẫn để chống lại những kẻ thù của tái. Thằng nào lì hơn thằng đó thắng.
Logic tâm lý theo 4 bước:
- Bất ngờ.
- Phòng thủ. Thường tái cấu trúc chết ở khâu này. Mình có cái để mất, nó không còn gì để mất.
- Thích nghi: Không chống đối, nhưng không đồng ý. Phá hoại, đập đồ...
- Chấp nhận.
Khi có kết quả ở 1 kết quả nào đó lập tức pháp lý hóa ngay. Đưa vào điều lệ công ty, đưa vào thành phần hợp đồng lao động.
Nếu thất bại lập tức quay về bước 1. Người lãnh đạo đầy quyết đoán. Quyết đoán là tất cả vì công việc, thấy sai sửa liền.
2.3. Bí quyết để đạt mục tiêu (xếp hạng công ty):
2.3.1. Lãnh đạo (công ty loại 1):
- Chọn đúng lãnh đạo. Nếu không có thì gọi là công ty ngu vì chọn sai lãnh đạo.
2.3.2. Chiến lược (công ty loại 2):
- Đường đi của công ty. Nếu không có thì gọi là công ty mù.
2.3.3. Thực thi (công ty loại 3):
- Khả năng thực hiện chiến lược. Nếu không có thì gọi là công ty viễn vông.
2.3.4. Người tài (công ty loại 4):
- Người có tài là có tật. Lãnh đạo giỏi thì phải chung sống được với cái tật của thằng tài. Nếu không có thì gọi là công ty không hiệu quả.
2.3.5. Cộng sự (công ty loại 5):
- Phải có người phản biện. Nếu không có thì gọi là công ty ngắn hạn (chụp giật).
2.3.6. Ok (công ty loại 6):
- Có hết tất cả các ý trên thì là công ty Ok.
III. So sánh nhà quản trị và nhà lãnh đạo
Quản trị kinh doanh (doanh nghiệp) cũng như quản lý nhà nước, công việc nhiều nhưng không khó. Mọi thứ đều làm theo quy trình, làm theo pháp luật. Bản chất là giúp cho hệ thống ổn định và chạy liên tục.
Ví dụ:
- Vượt đèn đỏ thì theo luật là phạt tiền...
- Tuyển nhân sự mới. Mới vào thử việc 2 tháng. Sau 2 tháng nếu làm được việc thì ký hợp đồng chính thức.
Nhà lãnh đạo thì tìm ra cái biên giới của giới hạn sau đó vượt ra biên giới đó (miễn không phạm pháp) và phát triển ở 1 tầm cao hơn.
Giáo dục Việt Nam đào tạo thừa nhà quản trị và thiếu nhà lãnh đạo.