Quản trị vận hành (Quản trị sản xuất)
Quản trị vận hành (Quản trị sản xuất)
Bổ đề:
Sản xuất: T – H – SX – H’ – T’ (thị trường sản xuất).
- Sản xuất là dùng tiền mua hàng, sau đó sản xuất ra hàng hóa mới sau đó bán đi. Mua rau, bún.. về làm ra tô bún riêu sau đó bán. Giá thành 8 đồng, bán ra 10 đồng. T'=T+Δt.
Dịch vụ: T – H – T’ (thị trường dịch vụ).
- Dùng tiền mua hàng sau đó bán lại. Mua cái áo 8 đồng, bán lại 10 đồng.
Tài chính: T – T’ (thị trường tài chính).
- Cho vay 8 đồng. Sau đó nhận lại 10 đồng bao gồm cả vốn và lãi. (Ngân hàng).
Sơ đồ sản xuất và bán:
- Thiết kế sản phẩm như thế nào?
- Theo nhu cầu của ai?
- Khu vực sản xuất bố trí thế nào?
- Hoàn thiện tất cả các chức năng là không được, phải thực hiện nguyên tắc đánh đổi thì đánh đổi cái gì?
- Thiết kế và sản xuất phải đúng với tổng cầu của người tiêu dùng để anh bán bán được hàng.
- Sản xuất nhanh, rẻ.
1. Khái niệm:
1.1. Quản trị vận hành:
- Tập hợp các hành động từ khâu thiết, đến bố trí, đến vận hành và tạo ra 1 sản phẩm đạt.
Mô hình đạt:
- Bản chất của kinh doanh là tìm ra nhu cầu của khách hàng. Nhu cầu khách hàng cần 1 cái ly, dung tích vừa phải, nếu là ly uống bia thì rót 1 lần hết lon bia (không tính đá) nếu là ly uống bia, đẹp, miệng ly không được sắc nhọn... Tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Bố trí không khéo, lúc mình làm ra được 1 sản phẩm, người ta đã làm ra 2 sản phẩm. Thiết kế 10cm, lúc làm ra có 9.9 cm do co ngót? Làm 100 sản phẩm chỉ có 30 sản phẩm đạt. Sản phẩm phải có tính độc đáo để cạnh tranh với công ty khác.
- Nhiệm vụ của quản trị vận hành là tạo ra sản phẩm sau khi bộ phận marketing tìm ra nhu cầu của khách hàng.
- Làm ra sản phẩm: đúng nhu cầu, rẻ nhất và có sự khác biệt với công ty khác... Thì sẽ đảm bảo người khác tồn kho và mình bán được. Tồn kho đồng nghĩa với chết.
- Đúng hạn, nhanh nhất có thể... nếu vận hành yếu thì ko có sản phẩm cho marketing đưa sản phẩm cho khách.
- Nếu vận hành tốt, nhưng chuỗi cung ứng đưa nguyên liệu đến nơi sản phẩm chậm hoặc đưa nhanh quá tồn kho cao => thua. Hoặc tồn kho ít quá, đến lúc sản xuất không có nguyên liệu sản xuất => thua. Lỗi của giám đốc cung ứng.
1.2. Vận hành:
- Là 1 khái niệm chỉ quy trình sản xuất và quy trình dịch vụ (cửa hàng, trang youtube bán hàng) nhằm chuyển nguyên liệu thành sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng và đảm bảo yếu cạnh tranh.
1.3. Các hoạt động của vận hành:
- Hoạch định (vẽ đường đi) các quy trình cần có (các việc cần làm).
- Cung ứng vật tư: Nhà cung cấp nào? Có bao nhiêu nhà cung cấp? Giá nào? VN chọn nhà cung cấp của TQ nhiều vì giá chấp nhận được? Vận chuyển thế nào? Thanh toán ra làm sao?
- Sản xuất: Các tác nghiệp trong quá trình tạo ra sản phẩm và sơ đồ phối hợp.
- Giao hàng: Khi nào? Mấy kho? Tổng kho hay phân kho? Để thực hiện cam kết của đơn hàng.
- Hậu giao hàng: Đổi lại hàng do vận chuyển hỏng hoặc hàng lỗi? Lấy hàng thừa từ khách hàng?
1.4. Khác biệt của sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ:
Giống:
- Đều bán cho khách 1 giá trị nào đó.
Khác:
- Sản phẩm hàng hóa là hữu hình. Sản phẩm dịch vụ là vô hình. Phân biệt để cách thiết kế, vận hành khác nhau. Hàng hóa phải đăng ký bản quyền. Dịch vụ không đăng ký bản quyền.
- Sự tương tác: Sản phẩm dịch vụ đòi tính tương tác rất cao. Sản phẩm hàng hóa tách khỏi tương tác (Máy bán hàng tự động).
- Dịch vụ là quá trình không bền vững (Tour du lịch, khách hàng cảm nhận mỗi hướng dẫn về cách dẫn tour khác nhau). Sản phẩm hàng hóa bền vững hơn.
Sản phẩm tốt được xác định trên các tiêu chí:
Sản phẩm hàng hóa tốt được xác định được trên giá trị thiết kế và giá trị vận hành.
Sản phẩm dịch vụ tốt:
- Địa điểm kinh doanh.
- Hàng hóa đi kèm.
- Sự minh bạch.
- Đội bán hàng.
1.5. Các mô hình quản trị vận hành đã có:
- Mô hình JIT (Just-in-Time): Sản xuất “đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm” nhằm mục tiêu “tồn kho bằng không, thời gian chờ đợi bằng không, chi phí phát sinh bằng không” (Toyota).
- Mô hình TQM (Total Quality Management): Mô hình này đặt sự chú ý vào chất lượng toàn diện của sản phẩm và quá trình sản xuất. Nó liên quan đến việc liên tục cải tiến, kiểm soát chất lượng và tham gia của toàn bộ tổ chức.
- Mô hình Lean Manufacturing: Lean Manufacturing tập trung vào việc loại bỏ lãng phí trong quy trình sản xuất, bao gồm cả thời gian chờ đợi, lỗi sản xuất, và các hoạt động không thêm giá trị.
- Mô hình Six Sigma: Được thiết kế để giảm biến động và cải thiện chất lượng bằng cách sử dụng một loạt các phương pháp thống kê và quy trình.
- Mô hình Theory of Constraints (TOC): Mô hình này tập trung vào việc xác định và giải quyết các ràng buộc (constraints) trong quy trình sản xuất để tối ưu hóa hiệu suất toàn bộ hệ thống.
- Mô hình Agile Manufacturing: Chủ yếu được áp dụng trong môi trường sản xuất linh hoạt và động đậy, Agile Manufacturing tập trung vào sự linh hoạt, sự nhanh chóng thích ứng và tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp.
- Mô hình World Class Manufacturing (WCM): Mô hình này nhấn mạnh vào việc liên tục cải tiến và tạo ra một môi trường sản xuất đạt đến "world class" nghĩa là tốt nhất trong ngành.
Mỗi mô hình có những ưu điểm và hạn chế riêng, và sự lựa chọn giữa chúng thường phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp và ngành công nghiệp.
1.6. Thách thức trong quản trị vận hành:
- Quản trị trong điều kiện kết nối các mối quan hệ. Sản phẩm có thiết kế của Mỹ, bugi của Thái Lan, dây điện của Lào, bu lông của Campuchia, công nhân của Trung Quốc.. Phải kết nối giữa đầu vào, sản xuất và đầu ra.
2. Quản trị vận hành:
2.1. Thiết kế sản phẩm:
Bước 0: Lập ý tưởng:
- Xác lập nhu cầu của khách (Bộ phận marketing đưa qua).
- Thị trường mục tiêu (Bộ phận marketing đưa qua).
- Lên được 1 phác thảo về sản phẩm. Ví dụ: Chất liệu a, chiều cao chiều rộng b...
Bước 1: Phát triển ý tưởng:
- Hình vẽ.
- Hình dáng.
- Chức năng (đựng bia, đựng axit..)
- Đặc tính kỹ thuật (vật liệu).
- Sự khác biệt (trị giá lõi để cạnh tranh của sản phẩm khác).
Bước 2: Thiết kể cấp hệ thống (cấp công ty – cấp khái toán):
- Sản phẩm có mấy phần?
- Từng cụm chi tiết.
- Sơ đồ hình học của chi tiết.
- Thông số kỹ thuật của mỗi cụm chi tiết (chịu lực bao nhiêu, rớt xuống nhà có vỡ không...).
- Sơ đồ tổng quan để lắp ghép sản phẩm.
Bước 3: Thiết kế chi tiết:
- Đầy đủ thông số chi tiết của từng bộ phận chi tiết.
- Các chi tiết nào cần phải mua ngoài.
- Máy nào cần phải thuê ngoài.
Bước 4: Thử nghiệm và chỉnh sửa (mô phỏng 3d):
- Sản xuất thử (làm mô hình) xem có giống với thiết kế không.
- Các cụm chi tiết và tổng sản phẩm có đạt yêu cầu như thông số thiết kế không.
- Làm nhiều phiên bản (phiên bản 1, phiên bản 2... mỗi cái khác nhau 1 tí).
Bước 5: Tiền sản xuất:
- Huấn luyện nhân viên để vận hành.
- Phát hiện các bước bất hợp lý khi vận hành (trong thao tác làm ra sản phẩm).
- Làm lô sản phẩm thí nghiệm.
2.2. Các yếu tố cạnh tranh trong thiết kế sản phẩm:
- Hoặc là chi phí thấp (Sản phẩm thông thường và bị giới hạn không thể rẻ hơn được).
- Hoặc là chất lượng sản phẩm cao hơn:
- Chất lượng thiết kế: công năng sản phẩm (ly đựng nước, đựng được cả axit).
- Chất lượng quy trình: độ tin cậy cao (độ chính xác chi tiết cao do dùng máy Ý, độ bền cao).
- Hoặc là tốc độ giao hàng.
- Hoặc là tính tin cậy (Đúng ngày là có hàng).
- Hoặc là đáp ứng được sự thay đổi. Đặt hàng 500, có 500, ngày mai đặt 1 000, chờ 1 ngày có hàng. Đặt 1 cái cũng bán.
- Hoặc sự linh hoạt cao. Có thể có nhiều cách dùng. Cái cặp vừa để tập vừa có thể ngồi...
- Hoặc là hỗ trợ sản phẩm (hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ phụ tùng thay thế...).
Chú ý:
Khi tìm yếu tố cạnh tranh chú ý nguyên tắc đánh đổi, hãy chọn 1 trong các điểm khác biệt này.
2.3. Bố trí sản xuất:
Bố trí trung tâm công việc:
- 1 phân xưởng sản xuất bố trí thiết bị cùng loại, cùng chức năng.
- 1 số hoạt động có tính di động để di chuyển chi tiết giữa các bộ phận.
Bố trí khu sản xuất:
- Là 1 vùng chuyên biệt chứa 1 quy trình khép kín. (Văn phòng Q1 nhưng xưởng ở Thủ Đức).
- Dây chuyền ở khu sản xuất được bố trí liên hoàn.
Bố trí liên tiếp:
- Làm theo dây chuyền sản xuất (thuốc tây, đồ uống...). Thường thì tính tự động hóa rất cao.
2.4. Bố trí dịch vụ:
Tối đa hóa lợi nhuận trên từng mét vuông của mặt bằng.
- Tối thiểu hóa chi phí (thuê 2m vuông để cái biển công ty).
- Tối đa hóa bố trí sản phẩm (siêu thị).
- Tăng được môi trường dịch vụ (mùi thơm, đèn led quảng cáo.. gây ấn tượng cho khách vào).